[In trang]
Các nước Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được một số mục tiêu phát triển năng lượng bền vững cho năm 2030.
Thứ sáu, 22/03/2024 - 10:57
Mới đây, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng một vài nước châu Âu đã đạt được các mục tiêu đề ra cho năm 2030 sớm trước cả một thập niên, nhưng vẫn tồn tại khoảng cách lớn giữa các quốc gia.
Mới đây, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng một vài nước châu Âu đã đạt được các mục tiêu đề ra cho năm 2030 sớm trước cả một thập niên, nhưng vẫn tồn tại khoảng cách lớn giữa các quốc gia.
Tất cả các nước thành viên Liên minh châu Âu đều đạt được tiến triển nhất định vào những năm 2010, hướng tới hoàn thành mục tiêu thứ bảy về phát triển bền vững của Liên hợp quốc, theo đó kêu gọi phát triển lĩnh vực năng lượng theo hướng hiện đại, bền vững, tin cậy, với chi phí hợp lý cho tất cả mọi người vào năm 2030. Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế học Ba Lan, ở một vài chỉ số, một số nước EU đã hoàn thành các mục tiêu đề ra vào năm 2021.
Danh sách thứ hạng cho thấy các quốc gia tiến gần nhất tới mục tiêu tổng thể là Thụy Điển, tiếp theo là Đan Mạch, Estonia và Áo. Malta là nước có nhiều cải thiện và một số quốc gia khác như Cyprus, Latvia và Bỉ cũng đạt được bước tiến lớn mặc dù vẫn còn cả chặng đường dài phía trước. Bulgaria là quốc gia xa mục tiêu nhất.
Nghiên cứu cũng chỉ ra sự tiến triển mang tính hệ thống tại khu vực nhằm đạt các mục tiêu và sự khác biệt giữa các quốc gia thành viên EU đang giảm đi rõ rệt theo thời gian.
Một vài nước đã hoàn thành mục tiêu đề ra cho năm 2030 ở ít nhất một trong các chỉ số vào năm 2021. Tây Ban Nha, Malta và Bồ Đào Nha đã đạt tiêu chí về tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người trong sinh hoạt. Đan Mạch, Ailen và Luxembua đã đạt được tiêu chí về hiệu suất năng lượng, trong mối tương quan so sánh quy mô của một nền kinh tế với mức năng lượng tiêu thụ. Thụy Điển, Phần Lan và Latvia đã đạt mục tiêu 40% tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng.
Một vài quốc gia cho thấy những kết quả đáng ngạc nhiên. Bỉ xếp hạng thấp hơn Ba Lan, một nước mang tiếng chậm tiến đối với các vấn đề khí hậu. Trong khi đó, Đan Mạch trở thành quốc gia thứ hai chỉ sau Thụy Điển tiến gần nhất tới mục tiêu, nhưng là nước có ít tiến triển nhất trong số các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu vào giai đoạn những năm 2010.
Trong những năm gần đây, Liên minh châu Âu đã tăng tốc chuyển đổi từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch hơn, như một phần của nỗ lực nhằm giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga và trở thành châu lục đầu tiên của thế giới đạt được các mục tiêu về môi trường và khí hậu.
Liên minh châu Âu đã cắt giảm 18% nhu cầu sử dụng khí đốt trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 12 năm 2023, tiết kiệm hơn 100 tỷ mét khối nhiên liệu. Đây cũng là một phần của kế hoạch phát triển khai thác các nguồn năng lượng tái tạo nhanh chóng hơn và tăng cường các giải pháp nhằm sử dụng năng lượng hiệu quả.
Ủy ban châu Âu (EC) đã khuyến nghị các nước thành viên áp dụng các biện pháp cắt giảm tự nguyện nhằm duy trì nhu cầu tiêu thụ khí đốt ở mức thấp, hướng tới cắt giảm 15% so với mức bình quân tiêu thụ của giai đoạn 5 năm, trước cuộc khủng hoảng Nga, Ucraina.
Theo Ông Kadri Simson, Cao ủy phụ trách các vấn đề năng lượng của Liên minh châu Âu: “Việc cắt giảm tiêu thụ khí đốt trên phạm vi toàn Liên minh là một thành công và là một phần chiến lược của chúng ta nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng. Hôm nay, Liên minh châu Âu rõ ràng đang ở bối cảnh tốt hơn so với hai năm trước đây”.
                                                                                                       Việt Phương biên dịch
                                                                 (Nguồn: https://www.theguardian.com/global)
Baidu
map