Nhà Cái Suncity Casino Uy Tín Số 1 Châu Á
 - suncity 9955

Thứ sáu, 01/11/2024 | 12:40 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

8u cc suncity

Hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực truyền tải điện

09/07/2023
Việc duy trì và mở rộng quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế, đa phương và song phương, để có thể vay vốn ưu đãi đầu tư cho các dự án truyền tải điện được đặt ra cấp thiết.

Trong những năm qua EVNNPT xây dựng hệ thống truyền tải điện lớn mạnh.
Hội nhập quốc tế đã, đang là một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động sâu sắc không chỉ đối với quy mô quốc gia mà còn ảnh hưởng tới kết quả sản xuất, kinh doanh của từng doanh nghiệp. Chặng đường 15 năm hợp tác và hội nhập quốc tế của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) từ 2008 đến nay là một quá trình đầy thử thách, khó khăn nhưng đã gặt hái được nhiều thành công lớn.
*Tăng cường thu xếp nguồn vốn
Ngày 1/7/2008, EVNNPT được thành lập với nhiệm vụ chính là quản lý vận hành và đầu tư phát triển lưới truyền tải điện có cấp điện áp từ 220kV trở lên trên phạm vi toàn quốc và từng bước liên kết lưới truyền tải điện các nước trong khu vực.
Những ngày đầu thành lập, khó khăn chồng chất khó khăn: nhu cầu vốn đầu tư lớn (tương đương khoảng 700 – 800 triệu USD/năm) trong khi năng lực tài chính chưa đáp ứng các yếu tố cơ bản ban đầu như: chỉ số tài chính, thời gian hoạt động mà các nhà tài trợ, các ngân hàng cũng như Bộ Tài chính yêu cầu để có thể độc lập huy động vốn; Khủng hoảng kinh tế vẫn còn tiếp diễn trên toàn cầu...
Vì vậy, việc duy trì và mở rộng quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế, đa phương và song phương, để có thể vay vốn ưu đãi đầu tư cho các dự án truyền tải điện được đặt ra cấp thiết.
Xác định nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là chủ đạo cả trong ngắn hạn và dài hạn, EVNNPT đã tập trung triển khai vay vốn từ các nhà tài trợ chiến lược như Ngân hàng Thế giới (WB); Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW); Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD)…
Cho đến nay, sau 15 năm thành lập, tổng số luỹ kế vốn vay ODA đa phương và song phương ký kết theo hiệp định của EVNNPT đã lên tới 2,6 tỷ USD bao gồm cả các khoản vay lẫn hỗ trợ kỹ thuật. Trong đó, đứng đầu về qui mô và tổng số vốn tài trợ là WB với tổng số vốn tài trợ tương đương 1,15 tỷ USD; tiếp đó là ADB tương đương 944 triệu USD; lần lượt là KfW với 184 triệu USD; JICA 174 triệu USD và AFD 138 triệu USD. Nguồn vốn ODA đã góp phần đáng kể cung cấp vốn đầu tư xây dựng mới các dự án truyền tải điện.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý vận hành đường dây truyền tải điện 500 kV tại Đắk Lắk. Ảnh: Đức Dũng/BNEWS/TTXVN
Nhờ đó, hệ thống truyền tải điện liên tục được mở rộng, nâng cấp về quy mô và chất lượng, đáp ứng được yêu cầu vận hành an toàn, liên tục và ổn định, góp phần quan trọng đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.
Đi đôi với nguồn vốn ODA, EVNNPT đã chủ động, tích cực tìm kiếm đối tác cho vay vốn mới và mở rộng quan hệ với các ngân hàng thương mại nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế khác như: Cơ quan Bảo hiểm Tín dụng xuất khẩu và Đầu tư Nhật Bản (NEXI), ngân hàng BNP Paribas, Sumitomo Mitsui Trust…để phát triển kênh huy động vốn mới.
Dưới sự bảo lãnh của NEXI, hàng loạt ngân hàng như: BNP Paribas, Citibank Nhật Bản, Shizuoka, Tokyo Star, Fukuoka, Sumitomo Mitsui Trust đã cung cấp cho EVNNPT 04 khoản vay tương đương 650 triệu USD, góp phần tăng cường nguồn vốn đầu tư lưới truyền tải điện của EVNNPT.
*Đa dạng hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực
Bên cạnh việc duy trì và củng cố quan hệ với các đối tác chiến lược, truyền thống về thu xếp vốn vay thì mở rộng và đa dạng hóa các quan hệ hợp tác quốc tế luôn luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của EVNNPT.
Trong mấy năm vừa qua, EVNNPT đã triển khai ký kết hàng loạt Biên bản ghi nhớ hợp tác với các đối tác lớn trên toàn cầu như: Tập đoàn lưới điện liên bang Nga (ROSSETI); Công ty Điện lực Kansai (KEPCO) - Nhật Bản, Công ty RTE quốc tế (RTEi) của Pháp để triển khai hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
EVNNPT cũng không ngừng mở rộng hơn nữa sự hợp tác với các công ty điện lực, truyền tải của các nước trong khu vực như: Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Lào, Campuchia và nhiều nước khác trên thế giới; đẩy mạnh hợp tác đấu nối lưới truyền tải với các nước láng giềng, đặc biệt là các nước thuộc khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) thông qua các chương trình hợp tác đa phương và song phương với mục tiêu tham gia xây dựng khuôn khổ kỹ thuật, thương mại cho việc trao đổi điện năng giữa các nước GMS.
Hàng loạt giải pháp cụ thể được triển khai: Duy trì tiến tới hợp tác sâu rộng hơn với các nước khu vực GMS thông qua các liên kết lưới hiện có; Duy trì liên kết lưới điện với Lào qua các tuyến đường dây 220kV Xekaman 3 - Thạnh Mỹ và Xekaman 1 - Pleiku 2 để nhập khẩu điện từ các Nhà máy thủy điện tại Nam và Trung Lào; Duy trì liên kết lưới điện với Campuchia qua tuyến đường dây 220kV hiện có; nghiên cứu khả năng tăng cường liên kết lưới điện giữa Việt Nam với Campuchia thông qua các chương trình hợp tác đa phương và song phương; Duy trì liên kết mua bán điện giữa Việt Nam và Trung Quốc qua các cấp điện áp 220kV, 110kV hiện có.

Kiểm tra tại Trạm biến áp 220kV Tháp Chàm (xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc). Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
Đến nay, hệ thống truyền tải điện quốc gia đã vươn tới tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước và kết nối với lưới truyền tải điện của các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia với công nghệ ngày càng hiện đại. Hiện EVNNPT đang quản lý, vận hành khoảng 29.432 km đường dây truyền tải và 185 trạm biến áp với tổng dung lượng khoảng 116.025 MVA.
Hệ thống truyền tải điện liên tục được mở rộng, nâng cấp về quy mô và chất lượng, đáp ứng được yêu cầu vận hành an toàn, liên tục và ổn định, góp phần quan trọng đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Sự phát triển lớn mạnh của hệ thống truyền tải điện quốc gia hiện nay có phần đóng góp lớn lao và ý nghĩa của công tác hợp tác quốc tế.
Nhằm nâng cao năng lực thông qua đào tạo, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ kinh nghiệm trong mua sắm, lựa chọn thiết bị và mở rộng hệ thống tích hợp, các giải pháp mới, quy trình quản lý hiện đại, quản lý tài sản, chuyển giao công nghệ... EVNNPT tiếp tục duy trì quan hệ hợp tác với các đối tác chiến lược: Cơ quan Thương mại và Phát triển Hoa Kỳ (USTDA); Đại sứ quán Anh, Toshiba – (Nhật Bản), các nhà cung cấp (GE, Siemens, Hitachi, Schneider), các công ty tư vấn Pricewater Cooper, Tractebel. Thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế, đội ngũ CBCNV EVNNPT đã không ngừng trưởng thành, nâng cao năng lực về mọi mặt.
Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, EVNNPT đã chủ động tiếp cận để tìm kiếm cơ hội hợp tác sâu hơn với các đơn vị truyền tải điện khu vực ASEAN thông qua kênh hợp tác với Tổ chức đứng đầu ngành điện các nước ASEAN (HAPUA) đã được EVN/EVNNPT xây dựng; tích cực tổ chức và tham gia các diễn đàn, hội thảo chuyên đề kỹ thuật để học tập kinh nghiệm thực tế, cập nhật các công nghệ, giải pháp tiên tiến, hiện đại ứng dụng trên lưới truyền tải điện Việt Nam theo kịp xu thế hiện đại hóa hệ thống truyền tải điện.
EVNNPT cũng từng bước xây dựng quan hệ hợp tác chiến lược với các tổ chức quốc tế có ưu thế về công nghệ và tương đồng với EVNNPT về hệ thống, tổ chức, cách thức quản lý, vận hành... để học tập, vận dụng linh hoạt vào thực hiện các mục tiêu chiến lược của EVNNPT một cách hiệu quả…/.
Theo TTXVN

Cùng chuyên mục

Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

31/10/2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn đã ký ban hành Quyết định số 1274/QĐ-TTg ngày 26/10/2024 về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên, nhà đầu tư là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302
Baidu
map