PJM LLC chuyển đổi sang mô hình tổ chức độc lập, phi lợi nhuận vào năm 1993 khi PJM Interconnection Association được thành lập để quản lý thị trường điện.
Năm 1997, PJM LLC trở thành tổ chức hoàn toàn độc lập và một năm sau đó nó đã được FERC (Federal Energy Regulatory Commission) phê duyệt là đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện độc lập đầu tiên tại Mỹ.
Mô hình tổ chức và quản trị
PJM có cấu trúc quản trị hai lớp với một Hội đồng quản trị độc lập và một Ủy ban các thành viên:
- 10 thành viên Hội đồng có trách nhiệm duy trì tính độc lập của PJM đảm bảo rằng PJM thực hiện tốt trách nhiệm của mình và tuân thủ pháp luật; ngăn chặn bất kỳ thành viên tham gia thị trường nào có ảnh hưởng thái quá tới hoạt động của PJM hoặc có quyền lực thị trường trong thị trường PJM. Các thành viên của Hội đồng quản trị PJM không được có các mối liên hệ cá nhân, nghề nghiệp hoặc có cổ phần, quan hệ tài chính với bất kỳ thành viên tham gia thị trường PJM.
- Các thành viên Ủy ban đề xuất và biểu quyết các vấn đề thay đổi và các chương trình hoạt động của PJM, sau đó Hội đồng quản trị có ý kiến cuối cùng. Mỗi thành viên của PJM có một đại diện trong Ủy ban với một quyền bỏ phiếu. Cơ cấu của Ủy ban bao gồm rất nhiều ủy ban con bao trùm tất cả các lĩnh vực PJM đang quản lý. Các Ủy ban và các nhóm khác nhau xử lý vấn đề cụ thể khác nhau và báo cáo tới Ủy ban thành viên..
Cơ chế tài chính của PJM LLC là nhận phí điều độ và dịch vụ thị trường điện.
Bài học kinh nghiệm
Mô hình kết hợp chức năng vận hành hệ thống điện (SO) và điều hành thị trường điện (MO) của PJM nói riêng và các đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện ở Mỹ được đánh giá mô hình hiện đại và hiệu quả với nhiều đặc điểm ưu việt:
- Với chu kỳ điều độ rút ngắn xuống mức tiêu chuẩn (5 phút), vai trò SO và MO là tiệm cận với nhau. Hơn nữa, việc trao đổi thông tin vận hành giữa SO và MO sẽ là tối ưu khi cùng ở trong 1 đơn vị.
- Việc SO và MO ở cùng trong 1 đơn vị sẽ tránh những vấn đề phát sinh tự nhiên của 2 bộ phận do SO luôn ưu tiên vận hành hệ thống điện an toàn, trong khi đó MO ưu tiện vận hành hệ thống tối ưu về mặt kinh tế. Do vậy việc duy trì đơn vị SMO đảm bảo hệ thống vận hành an toàn với
- Mô hình thị trường bán buôn của PJM sử dụng mô hình đấu giá thanh toán bù trừ (thanh toán theo giá biên) giúp có lợi cho người tiêu dùng: Các công ty sản xuất điện có động lực cắt giảm chi phí để đạt lợi nhuận cao hơn khi được thanh toán bằng mức giá của đơn vị điện cuối cùng để thỏa mãn nhu cầu; Thị trường đạt độ minh bạch cao; Người tiêu dùng được hưởng lợi từ giá điện phải chăng.
- Thị trường bán buôn có vai trò quan trọng của tổ chức vận hành hệ thống độc lập (ISO/RTO): Tổ chức này giúp đảm bảo sự công bằng cho các bên tham gia thị trường bán buôn, tránh trường hợp phân biệt đối xử giữa các công ty vừa sản xuất vừa phân phối điện và các công ty chỉ sản xuất hoặc chỉ phân phối điện.
- Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam có thể học tập mô hình của Mỹ nếu triển khai từng phần việc mở cửa các thị trường điện, chuyển sang thị trường cạnh tranh.
- Về thị trường bán buôn cạnh tranh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có thể học tập phương pháp định giá theo đấu giá bù trừ, với sự tham gia tích cực của một cơ quan như tổ chức vận hành hệ thống độc lập nêu trên.
- Thị trường bán lẻ nên học tập mô hình bán lẻ cạnh tranh, người tiêu dùng có thể lựa chọn nhà cung cấp điện và các kế hoạch dịch vụ khác nhau để phù hợp nhất với nhu cầu của mình.