Nhà Cái Suncity Casino Uy Tín Số 1 Châu Á
 - suncity 9955

Thứ sáu, 01/11/2024 | 12:39 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

https sunc888 mobi

Gỡ nút thắt điện khí để "điện đi trước một bước": Bài 7: Hiện thực hóa mục tiêu điện khí theo Quy hoạch điện VIII: Cần cơ chế, chính sách đặc thù

12/10/2023
Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) đã xác định nguồn nhiệt điện khí (nhiệt điện LNG chiếm 14,9%) chiếm tỷ trọng khoảng trên 24% tổng công suất toàn hệ thống phát điện và là một trong các nguồn giúp bảo đảm cung cấp đủ, ổn định và an toàn hệ thống điện quốc gia. Để hiện thực hóa mục tiêu này, các chuyên gia, quản lý cho rằng cần phải có những cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ những bất cập hiện hữu, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.
Vai trò của điện khí và những bất cập cần tháo gỡ
Theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện phục vụ nhu cầu trong nước là 150.489 MW (không bao gồm nhập khẩu, điện mặt trời mái nhà tự dùng, năng lượng tái tạo để sản xuất năng lượng mới) và định hướng năm 2050, tổng công suất các nhà máy điện 490.529-573.129 MW.
Cơ cấu nguồn nhiệt điện khí (tự nhiên và LNG) đến năm 2030 sẽ đạt 37.330 MW, tương ứng 24,8% tổng công suất nguồn điện, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn điện (trong đó nhiệt điện khí trong nước là 14.930 MW chiếm 9,9% và nhiệt điện LNG là 22.400 MW chiếm 14,9%). Trong khi đó, nhiệt điện than, thủy điện, điện gió trên bờ và ngoài khơi lần lượt chiếm tỷ trọng là 20%, 19,5% và 18,5%.
Với cơ cấu nguồn điện như trên, cùng với định hướng đến năm 2050 không còn sử dụng than cho phát điện, thì vai trò chạy nền của các nhà máy điện khí trong hệ thống điện là điều tất yếu - nguồn điện duy nhất không bị ảnh hưởng bởi thời tiết so với thủy điện, điện gió, mặt trời.
Ngoài ra, lợi thế của điện khí là tính sẵn sàng cao, công suất lớn, với dải điều chỉnh rộng, thời gian đáp ứng nhanh, giảm thiểu phát thải khí nhà kính CO2, đặc biệt giảm thiểu khí gây ô nhiễm SOx, NOx so với các nhà máy điện chạy than và dầu. Việc đẩy mạnh triển khai tiến độ các dự án điện khí và đưa LNG vào sử dụng còn là phù hợp với cam kết của Chính phủ tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26) về xu hướng sử dụng nhiên liệu giảm phát thải.
Cơ cấu nguồn nhiệt điện khí trong nước (bao gồm LNG) đến năm 2030 sẽ đạt 37.330 MW, tương ứng 24,8% tổng công suất nguồn điện, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn điện/Ảnh minh họa
Lợi thế là vậy, song thực tế hiện nay, để phát triển các mỏ khí trong nước cũng như triển khai các dự án điện khí (trong đó có LNG) theo đúng quy hoạch đề ra lại đang gặp phải rất nhiều khó khăn, vướng mắc, do bất cập về cơ chế vận hành, chính sách, về giá về đàm phán hợp đồng mua bán khí (GSA), hợp đồng mua bán điện (PPA) và bao tiêu lượng khí, bao tiêu sản lượng điện hàng năm. Hiện nay, những vướng mắc này vẫn chưa được giải quyết. Đơn cử như: Dự án điện khí Nhơn Trạch 3&4, đây là dự án trọng điểm quốc gia thuộc Quy hoạch điện VII được Chính phủ giao cho Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) làm chủ đầu tư quy mô công suất 1.500 MW, tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Đây cũng là dự án điện LNG đầu tiên tại Việt Nam, dự kiến đưa vào vận hành từ năm 2024-2025. Thế nhưng, đến nay, dự án này vẫn chưa đàm phán được hợp đồng PPA giữa PV Power và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), vướng mắc chính có thể kể tới là việc cam kết tổng sản lượng điện mua hàng năm (Qc) từ phía EVN.
Ngoài ra còn hàng loạt các dự án LNG khác cũng đang gặp khó trong việc ký kết hợp đồng PPA như: LNG Hiệp Phước (TP HCM); 2 dự án Nhà máy nhiệt điện khí LNG Sơn Mỹ I và LNG Sơn Mỹ II ( Bình Thuận); Nhà máy điện LNG Quảng Ninh; Nhà máy LNG Bạc Liêu…
Không chỉ dự án LNG đang gặp khó khăn về đàm phán PPA, Chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn cũng đang gặp những bất cập tương tự cần được tháo gỡ. Tại chuỗi dự án này, việc đàm phán hợp đồng PPA cũng như cam kết bao tiêu sản lượng khí hàng năm vẫn chưa được các nhà máy điện thực hiện.
Theo các chuyên gia, doanh nghiệp đầu tư dự án điện khí LNG đều cho rằng, vướng mắc lớn nhất trong việc triển khai các dự án điện khí hiện nay vẫn là đàm phán giá điện và bao tiêu sản lượng điện hàng năm.
Ngoài ra còn loạt các vướng mắc khác như: khung pháp lý cho LNG chưa hoàn thiện, phê duyệt cơ chế, thu xếp vốn, xử lý chuyển đổi chủ đầu tư và sự bất cập trong việc chuyển bao tiêu LNG nhập khẩu sang sản lượng điện hàng năm, hệ thống đường ống dẫn khí, kho cảng… và giá nhập khẩu LNG cao cũng là trở ngại để các doanh nghiệp cân nhắc…
Bên cạnh đó, để đáp ứng mục tiêu trung hòa carbon như cam kết của Chính phủ tại COP26, các nhà máy nhiệt điện khí trong nước sẽ chuyển sử dụng LNG, hoặc bằng hydro; đồng thời các nhà máy điện LNG sẽ chuyển sang đốt kèm hydro, hoặc chạy hoàn toàn bằng hydro.
Như vậy, có thể thấy, trong trường hợp dự án khí trong nước/kho cảng LNG mới hoàn thành vào năm 2030, sẽ chỉ có khoảng 20 năm vận hành trước khi nhà máy điện chuyển sang đốt kèm/chạy hoàn toàn bằng hydro.
“Với vòng đời dự án ngắn (các dự án khí thường có vòng đời dự án tối thiểu 30 năm), nếu không triển khai các dự án sớm, việc nghiên cứu, đánh giá tính khả thi và ra quyết định phê duyệt, triển khai dự án sẽ rất khó khăn”, chuyên gia năng lượng nhận định.
Cần cơ chế chính sách như thế nào?
Để tháo gỡ được những khó khăn và bế tắc như đã nêu trên, các chuyên gia, nhà quản lý cho rằng: Cần sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cả về mặt quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn nhà nước). Đồng thời, phải có cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp.

PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính)
Trao đổi với PetroTimes, PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) nhận định, để tháo gỡ những vướng mắc trên, cần sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cả về mặt quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp. Chính phủ cần nhanh chóng hoàn thiện chính sách, có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các dự án điện khí LNG trong nước, tạo ra một môi trường đầu tư ổn định và thuận lợi cho việc phát triển hạ tầng LNG. Điều này có thể bao gồm các chính sách ưu đãi thuế, cơ chế hỗ trợ vay vốn và quy định rõ ràng về quy trình phê duyệt và xây dựng dự án LNG. Chính phủ có thể hỗ trợ tài chính và vốn cho các dự án hạ tầng LNG thông qua các chương trình tài trợ, quỹ đầu tư hoặc tạo ra các cơ chế hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp. Điều này giúp giảm gánh nặng tài chính ban đầu và tăng khả năng thu hồi vốn đối với các dự án LNG.
“Nếu đầu vào và các khoản chi phí đầu tư dự án LNG thấp thì đầu ra (giá điện) cũng sẽ giảm, khi đó việc chủ đầu tư đàm phán với EVN cũng sẽ dễ dàng hơn” - PGS.TS Ngô Trí Long cho biết thêm.
Cũng theo PGS.TS Ngô Trí Long, Chính phủ, bộ, ngành liên quan cần sớm vào cuộc “ tháo gỡ” vướng mắc liên quan đến việc bao tiêu sản lượng giữa các chủ đầu tư LNG và EVN, có văn bản tạo cơ chế khuyến khích cho các dự án LNG. Sự kết hợp của những biện pháp đó sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi và giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp LNG tại Việt Nam.
PGS.TS Ngô Trí Long nhấn mạnh, theo Quy hoạch điện VIII, cơ cấu nguồn điện đến năm 2030 - nhiệt điện LNG có tổng công suất 22.400 MW (14,9%). Như vậy, chỉ còn 7 năm nữa để các dự án LNG triển khai và đi vào vận hành, nếu như chúng ta không nhanh chóng “tháo gỡ” những “ vướng mắc” đó, chắc chắn việc triển khai các dự án LNG sẽ gặp trở ngại rất lớn, đồng thời sẽ ảnh hưởng đến bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Giáo sư, Viện sĩ, TSKH Trần Đình Long - nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Điện lực Việt Nam
Còn theo Giáo sư, Viện sĩ, TSKH Trần Đình Long - nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Điện lực Việt Nam, nếu các doanh nghiệp không tự giải quyết khúc mắc về đàm phán hợp đồng PPA thì cần phải có một bên thứ 3 làm trọng tài như Cục Điều tiết điện lực (Nhà Cái Suncity Casino Uy Tín Số 1 Châu Á ) chẳng hạn, “xem vướng mắc ở đâu, bên nào đúng, bên nào sai…, từ đó có những đề xuất cơ chế, tháo gỡ, giải quyết kịp thời. Với tình hình hiện nay, nếu để hai bên tự giải quyết sẽ rất khó tìm được tiếng nói chung”.
Cũng liên quan đến việc “tháo gỡ” vướng mắc bao tiêu sản lượng, trao đổi với PetroTimes, ông Nguyễn Duy Giang - Phó Tổng Giám đốc PV Power cho biết, dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 là dự án điện LNG đầu tiên tại Việt Nam, nên chưa có tiền lệ nào đối với hợp đồng bao tiêu về sản lượng cho loại dự án này.
Do vậy, Phó Tổng Giám đốc PV Power đề nghị, Chính phủ sớm ban hành khung giá phát điện cho các dự án này; có cơ chế, chính sách cho phép các dự án điện khí LNG được phép chuyển ngang chi phí giá khí sang giá điện, cam kết sản lượng điện phát hàng năm (Qc) dài hạn phù hợp để bảo đảm công tác thu xếp vốn.
Đồng thời có cơ chế cụ thể để khuyến khích đầu tư các dự án điện LNG phục vụ việc vận hành ổn định lưới điện; sớm hoàn thiện và ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy phạm của Việt Nam trong việc xây dựng kho cảng và nhập khẩu khí LNG hay xem xét giảm thuế nhập khẩu LNG và các thiết bị, máy móc xây dựng nhà máy điện; giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp đầu tư phát triển năng lượng xanh để thúc đẩy đầu tư.
Ngoài ra, Phó Tổng Giám đốc PV Power cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, nếu không có bảo lãnh Chính phủ vừa không có bao tiêu điện, doanh nghiệp sản xuất điện khó có thể triển khai các dự án đúng tiến độ và hiệu quả được. Nếu không giải được bài toán trên, không chỉ dự án Nhơn Trạch 3&4, các dự án LNG khác cũng không thể triển khai được.
Vì vậy, PV Power rất mong được Chính phủ, các bộ, ngành liên quan tạo cơ chế, mở đường cho khái niệm “sản xuất điện từ LNG”. Quan trọng hơn, những dự án điện từ LNG cũng góp phần giúp Việt Nam thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại COP26 về mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Ngoài ra, khi các dự án này đi vào hoạt động còn mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động tại địa phương và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Theo Petrotimes  

Cùng chuyên mục

EVNSPC: Nỗ lực đáp ứng nhu cầu về điện của tỉnh Kiên Giang

01/11/2024

Thời gian qua, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, tin cậy phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu điện sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu điện trong thời gian tới, nhiều dự án điện của EVNSPC tại địa phương cần được tháo gỡ vướng mắc để sớm hoàn thành kế hoạch đầu tư xây dựng.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302
Baidu
map